【2018】2 Cách chữa bệnh nghiến răng "trong 1 nốt nhạc" ít người biết

Share:

Nghiến răng là tình trạng xảy ra khi ngủ, có thể dẫn đến việc mòn men răng, mòn răng, mỏi cơ, răng bị lung lay, răng bị hỏng … Từ xưa, chúng ta đã có những mẹo chữa bệnh nghiến răng. Các cách này được cho là khá đơn giản, hiệu quả. Chúng ta cùng tìm hiểu về những mẹo chữa nghiến răng này.

1. Nguyên nhân của bệnh nghiến răng

Nghiến răng là tình trạng người bệnh nghiến răng, có thể tạo ra tiếng kêu. Người bị nghiến răng vô thức sẽ dẫn đến nghiến chặt răng với nhau vào ban ngày hoặc ban đêm. Nghiến răng có thể xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng dẫn đến rối loạn hàm, đau đầu, răng hư hỏng và nhiều vấn đề khác. Vì thế mẹo chữa bệnh nghiến răng là cần thiết.
Bệnh nghiến răng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Mẹo chữa bệnh nghiến răng có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh:
  • Bạn bị căng thẳng thần kinh
  • Khớp cắn bị sai lệch.
  • Những thay đổi xảy ra trong khi ngủ.
  • Các biến chứng do tình trạng rối loạn, ví dụ như bệnh Parkinson, bệnh Huntington.
  • Ngoài ra nghiến răng còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc tâm thần, trong đó có thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên nguyên nhân này tương đối hiếm gặp.
  • Một tác dụng phụ hiếm gặp của một số thuốc tâm thần, bao gồm thuốc chống trầm cảm nhất định.

2. Mẹo chữa bệnh nghiến răng với gối tằm sa

Tằm sa, thực chất là phân của con tằm, còn gọi là tám mễ. Đây là một vị thuốc được dùng nhiều trong dân gian, ngày nay đã gần như không còn được biết đến. Vì thế mẹo chữa bệnh nghiến răng này cũng khá xa lạ.
Hiện nay tại Việt Nam, tàm sa được thu thập, phơi khô và sắc lên chữa phong thấp, khớp đau, ngoài đau tê, lưng, chân lạnh đau. Tuy nhiên, phân tằm phơi khô còn có một công dụng khác đó là chữa nghiến răng.

Chữa nghiến răng bằng gối tằm sa
Mẹo chữa bệnh nghiến răng này khá đơn giản. Ta chỉ cần dùng phân tằm phơi khô, lấy làm ruột gối cho những người mắc bệnh nằm, người bệnh sẽ hết nghiến răng. Thậm chí đây là mẹo được người Trung Quốc khá ưa chuộng.
Tuy nhiên, gối phân tằm chỉ có công dụng một thời gian. Sau đó người mắc bệnh sẽ nghiến răng trở lại và cần thay ruột gối. Mẹo chữa bênh nghiến răng này cũng chỉ có công dụng khi người bệnh sử dụng gối. Vì thế, một là bạn đi đâu cũng phải mang theo gối hoặc đi công tác, đi du lịch bạn cần chấp nhận là vẫn nghiến răng.

3. Mẹo chữa bệnh nghiến răng bằng pín lợn

Từ xưa dân ta đã thường truyền nhau, mua pín lợn (bộ phận sinh dục của heo đực) về chữa nghiến răng. Mẹo chữa bệnh nghiến răng này là dùng pín lợn cho người bệnh ăn.



Mẹo chữa bệnh nghiến răng bằng ẩm thực 
Cách làm: Pín lợn đem rửa sạch, bóp với một chút muối trắng cho hết hôi, cắt khúc dài tầm 5 cm sau đó mang đi hấp cách thủy đến khi chín thì lấy ra ăn với cơm. Ăn pín lợn khoảng 9-10 ngày là có thể khỏi bệnh nghiến răng.
Nhưng thường thì không ai sử dụng đến pín lợn nên ở những hàng thịt, lò mổ người ta thường vứt đi. Vì vậy nếu muốn sử dụng bạn cần đặt trước. Đây là mẹo chữa bệnh nghiến răng khi ngủ tốt nhất được nhiều người áp dụng.

4. Các mẹo chữa bệnh nghiến răng khác

Nghiến răng khi ngủ theo Đông Y là do nóng thận. Do đó có một mẹo chữa bệnh nghiến răng khi ngủ khác là dùng đậu đen. Bạn có thể lấy một ít đậu đen ninh với muối ăn. Nhưng với mẹo chữa bệnh nghiến răng này bạn cần ăn 2 – 3 lần/ tuần.
Nên chú ý thoải mái tinh thần trước khi đi ngủ và ngủ đúng giờ giấc. Nên tạo cho bản thân một không gian thoáng mát, thoải mái, ánh sáng không quá chói và ít tiếng ồn để giấc ngủ được sâu hơn.

Áp dụng các liệu pháp spa, bài tập thiền, yoga để giảm căng thẳng, tránh nghiến răng khi ngủ
Thiền và yoga giúp con người tĩnh tâm, giảm căng thẳng và co cơ. Vì thế không chỉ giúp chữa các bệnh về xương khớp hay dây chằng mà còn giúp thần kinh trở nên thoải mái. Do đó, người mắc bệnh sẽ mau chóng hết nghiến răng.
Chế độ ăn cũng cần thiết như các mẹo trị bệnh nghiến răng. Nên tăng cường uống sữa, các loại ngũ cốc, rau xanh và hoa quả. Kiêng kỵ uống rượu, uống cà phê, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích tương tự.
Ngoài những mẹo chữa bệnh nghiến răng thì cách chữa trị bệnh nghiến răng hiệu quả trong nha khoa sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Tại các cơ sở nha khoa, sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp giúp chữa bệnh nghiến răng cho phù hợp.

Không có nhận xét nào